Nam Phương > Tin tức > Các xét nghiệm chức năng Gan phổ biến nhất hiện nay được Y Bác sĩ chỉ định thực hiện đối với bệnh nhân

Các xét nghiệm chức năng Gan phổ biến nhất hiện nay được Y Bác sĩ chỉ định thực hiện đối với bệnh nhân

Xét nghiệm chức năng gan là những xét nghiệm với mục đích kiểm tra, đánh giá chức năng của gan. Thực tế gan là một cơ quan nội tạng có đến hơn 500 chức năng khác nhau, khi bị tổn thương bệnh lý, những chức năng gan quan trọng bị ảnh hưởng và dễ kiểm tra qua các xét nghiệm sẽ được thực hiện.

1. Khi nào nên xét nghiệm chức năng gan? 

Gan là cơ quan nội tạng thuộc bộ phận tiêu hóa, có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể như: giải độc, tổng hợp protein, sản xuất enzyme và các chất hỗ trợ tiêu hóa hấp thu thức ăn,… Do đó, để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức khỏe tốt thì đảm bảo chức năng gan là rất quan trọng.

Gan có nhiều chức năng quan trọng với sức khỏe con người

Xét nghiệm chức năng gan là những xét nghiệm đo lường các chỉ số men gan, protein đặc trưng, bilirubin trong máu để qua đó có thể đánh giá tình trạng hoạt động của gan. Dựa trên kết quả xét nghiệm chức năng gan, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác và có phương án điều trị hiệu quả.

Do vậy, xét nghiệm chức năng gan được các chuyên gia sức khỏe khuyên nên thực hiện định kỳ cùng khám sức khỏe tổng quát, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Phát hiện sớm những tổn thương gan do các yếu tố gây ra như: virus, bệnh về gan, chế độ ăn uống và sinh hoạt,…

  • Chẩn đoán nguyên nhân gây giảm chức năng gan để kịp thời điều trị hoặc điều chỉnh ngăn ngừa tổn thương hoặc bệnh lý ở gan.

  • Phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn, khó phát hiện sớm nhưng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,…

Nên xét nghiệm chức năng gan định kỳ hàng năm

Đặc biệt các đối tượng dễ mắc bệnh lý về gan cần xét nghiệm chức năng gan thường xuyên hơn như: người uống nhiều rượu bia, người thừa cân béo phì, có tăng huyết áp và đái tháo đường đi kèm, người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về gan hoặc điều trị bằng thuốc gây hại cho gan,…

Triệu chứng bệnh lý ở gan nói chung và suy giảm chức năng gan nói riêng thường không rõ ràng, nhất là giai đoạn sớm nên rất khó để phát hiện bệnh. Khi triệu chứng rõ ràng, thường gan đã tổn thương nghiêm trọng, chức năng gan suy giảm và lúc này điều trị có thể không có hiệu quả tốt.

Khi gặp các triệu chứng sau, bệnh nhân nên sớm đi khám, xét nghiệm chức năng gan cũng như chẩn đoán bệnh lý nguyên nhân: Bụng chướng, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, chán ăn, sốt về chiều, thay đổi tính tình,…

Không nên chủ quan với các dấu hiệu bất thường liên quan đến gan bởi bệnh về gan là những bệnh nguy hiểm, khó điều trị và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Các xét nghiệm chức năng gan thường gặp

Gan có rất nhiều chức năng với hoạt động của cơ thể và cũng có nhiều xét nghiệm chức năng gan khác nhau. Song dưới đây là những xét nghiệm chức năng gan thường được chỉ định trong khám sức khỏe, chẩn đoán bệnh lý về gan.

Xét nghiệm nồng độ ALT là xét nghiệm chức năng gan cơ bản

2.1. Xét nghiệm nồng độ ALT

ALT là tên một loại enzyme do gan tiết ra tham gia vào quá trình bẻ gãy các chuỗi protein. Sự xuất hiện của ALT trong máu thường cho thấy có tổn thương gan xảy ra khi: viêm gan do virus, viêm gan do rượu, nhiễm độc,…

2.2. Xét nghiệm nồng độ AST

Vai trò của xét nghiệm đánh giá chức năng gan trong chẩn đoán và theo dõi  bệnh lý gan mật | BvNTP

Xét nghiệm AST cũng là xét nghiệm đánh giá chức năng gan khá quan thuộc, tương tự như ALT thì sự xuất hiện của AST trong máu thường liên quan đến bệnh lý hoặc tổn thương tại gan. Hai xét nghiệm ALT và AST thường cùng được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh lý hoặc suy giảm chức năng gan.

2.3. Xét nghiệm nồng độ ALP

ALP là một loại enzyme hiện diện ở gan, ống mật và xương song sự tăng bất thường của ALT trong máu thường liên quan đến tổn thương gây suy giảm chức năng gan. Ngoài ra, ALT máu cao đôi khi cũng liên quan đến tình trạng tắc mật hoặc bệnh lý về xương.

2.4. Xét nghiệm nồng độ Albumin và protein toàn phần

Albumin và Globulin là hai loại protein chính được gan sản xuất liên tục và đưa vào máu để tham gia nhiều quá trình quan trọng. Xét nghiệm chức năng gan cũng thường kiểm tra nồng độ những protein này, nếu nồng độ thấp bất thường cho thấy chức năng gan suy giảm.

Sự tích tụ Bilirubin trong máu cho thấy chức năng gan suy giảm

2.5. Xét nghiệm nồng độ Bilirubin

Bilirubin là chất được giải phóng khi tế bào hồng cầu của máu bị phá hủy, sau đó chất này sẽ được đưa đến gan để xử lý. Tuy nhiên, khi chức năng gan suy giảm, Bilirubin không được xử lý tốt dẫn đến tích tụ trong máu. Kết quả là tình trạng vàng da, vàng niêm mạc mắt.

2.6. Xét nghiệm GGT

Kết quả xét nghiệm GGT bất thường gợi ý tổn thương gan hoặc ống mật.

2.7. Xét nghiệm LD

Xét nghiệm chức năng gan là gì? Các xét nghiệm chức năng gan phổ biến

LD là một loại enzyme có liên quan đến chức năng gan, nồng độ chất này trong máu cao cho thấy có khả năng tổn thương gan. Tuy nhiên cũng có một số bệnh lý khác không tại gan làm tăng nồng độ LD.

2.8. Xét nghiệm thời gian đông máu PT

Ngoài xét nghiệm định lượng các chất liên quan đến hoạt động hay tổn thương ở gan thì xét nghiệm xác định thời gian đông máu PT cũng dùng để đánh giá chức năng gan. Thời gian đông máu PT càng kéo dài nghĩa là yếu tố đông máu bất thường là một dấu hiệu của tổn thương gan. Ngoài ra, thời gian PT cũng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc chống đông.

Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chức năng gan phù hợp với tình trạng sức khỏe, triệu chứng hay tiền sử bệnh lý để dễ dàng, nhanh chóng xác định chính xác tình trạng bệnh.

3. Lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan nói chung và xét nghiệm định lượng các chất liên quan nói riêng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: chế độ ăn uống, chất kích thích, thuốc điều trị, sinh hoạt,… Do đó, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về những lưu ý cần thực hiện trước khi xét nghiệm chức năng gan.

Xét nghiệm chức năng gan có thể phát hiện sớm bệnh lý để điều trị hiệu quả

Để đánh giá chính xác tình trạng chức năng gan, có thể cần thực hiện nhiều xét nghiệm chức năng gan kết hợp với kỹ thuật cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,… Bệnh lý về gan là bệnh lý phức tạp, nên điều trị tích cực từ sớm tránh mô gan xơ hóa, chức năng gan suy giảm không thể phục hồi.

Tin đọc nhiều

Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý

  Trong cơ thể mỗi người đều có một lượng nhỏ AFP. Lượng AFP này sẽ tăng cao trong máu

Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý

  Tiền tiểu đường chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao đến mức để

Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon

  Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, có tốc độ lây