XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
15/07/2025
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý tự miễn nguy hiểm, trong đó hệ miễn dịch phá hủy nhầm tiểu cầu làm gia tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cùng với cách phòng ngừa nhé
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenia – ITP) còn có tên gọi khác là ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hoặc vô căn, là chứng rối loạn tự miễn, Trong đó hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên trên bề mặt tiểu cầu, khiến cho tiểu cầu bị phá hủy nhanh chóng tại lách và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khiến tình trạng đông máu bị suy giảm, tăng nguy cơ chảy máu bất thường, nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Tiểu cầu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cầm máu của cơ thể, các dấu hiệu nhận biết dễ dàng của cơ thể khi xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu miễn dịch gồm:
- Xuất huyết dưới da: Các dấu hiệu xuất huyết bao gồm các hình thái chấm nốt, mảng hoặc đám và xảy ra ở mọi lứa tuổi, màu sắc thay đổi theo thời gian: từ đỏ, tím sang xanh, vàng và biến mất
- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mắt, chảy máu chân răng
- Xuất huyết đường niệu: Đi tiểu ra máu
- Xuất huyết nội tạng: Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi cầu phân đen), xuất huyết tử cung (kinh nguyệt kéo dài), xuất huyết các cơ sâu và tổ chức dưới da (có các khối máu tụ), xuất huyết não, màng não (hiếm gặp).
Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu là do hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, hệ miễn dịch sản sinh kháng thể nhầm lẫn, tấn công và phá hủy tiểu cầu của cơ thể làm hàm lượng này sụt giảm nghiêm trọng.
Một số yếu tố dẫn tới tình trạng xuất hiện giảm tiểu cầu miễn dịch bao gồm:
- Nhiễm virus: như thủy đậu, viêm gan C, HIV, parvovirus,…
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Bạch cầu Lymphocytic mãn tính
- Giảm tiểu cầu miễn dịch do thuốc
- Nhiễm trùng huyết
Ngoài ra, khi sử dụng một loại thuốc điều trị liên quan tới tim mạch, heparin,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bị bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch?
Thực tế, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch hiện chưa có phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa triệt để. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có một số biện pháp để hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như sau:
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của các y bác sĩ
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao phù hợp
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lành mạnh và phù hợp với cơ thể
- Có thói quen sinh hoạt khoa học.
Bài viết liên quan
- AI NÊN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH NIPT?
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DOUBLE TEST SÀNG LỌC DỊ TẬT THAI NHI
- Xét nghiệm NT-proBNP: Công cụ sàng lọc suy tim hiệu quả tại tuyến y tế cơ sở
- Tiểu Đường và Những Xét Nghiệm Cần Lưu Ý
- Hướng Dẫn Đọc Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
- Những Lưu Ý Khi Lấy Máu Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng
- Xét nghiệm PCR tại chỗ phát hiện virus viêm gan B
- Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý
- Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý
- Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon