6 báo hiệu cơ thể có cục máu đông
16/11/2017Cục máu đông tác động đến tuần hoàn máu, gây thuyên tắc động mạch phổi, phá huỷ chức năng của phổi và các bộ phận khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì thế nhận biết sớm các dấu hiệu xuất hiện cục máu đông rất quan trọng để điều trị kịp thời. Dưới đây là 6 dấu hiệu dễ bị bỏ qua cần lưu ý.
Đa phần huyết khối là điều tốt. Khi bạn bị thương, máu cần đông lại tại chỗ vết thương để giúp cầm máu. Nhưng đôi khi các cục máu đông lại xảy ra khi không cần thiết, và có thể gây ra rắc rối – đặc biệt nếu chúng hình thành ở những tĩnh mạch sâu gần cơ.
Kiểu đông máu này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, hay DVT. DVT giống như những rào chắn trên đường lưu thông của máu – gây tắc nghẽn và ngăn không cho máu đến các cơ quan đang hoạt động.
Vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn nếu cục huyết khổi bị tách ra khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến phổi.
Lúc này, nó sẽ trở thành thuyên tắc phổi (pulmonary embolism – PE), cục máu đông ngăn không cho cơ quan quan trọng này nhận được oxy và máu cần thiết, có thể dẫn đến tổn thương phổi và các cơ quan khác, và thậm chí có thể gây tử vong.
Một số người dễ bị DVT hơn những người khác, do đó việc cảnh giác với các yếu tố nguy cơ và nhận viết những dấu hiệu sớm là rất quan trọng
Dưới đây là 6 dấu hiệu của huyết khối mà bạn không nên lơ là:
Sưng tay hoặc chân
Sưng nề ở một bên chân hoặc tay là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của DVT. Huyết khối có thể gây tắc nghẽn dòng máu ở chân, khiến máu ứ lại gây sưng nề.
Hãy cảnh giác nếu chỗ sưng to nhanh, nhất là nếu sưng đi kèm với đau.
Đau chân hoặc cánh tay
Thông thường, cơn đau do huyết khối tĩnh mạch sâu đi kèm với các triệu chứng khác như sưng hoặc đỏ nhưng đôi khi chỉ là các cơn đau.
Đau do huyết khối thường dễ dàng bị nhầm lẫn với cơn đau do chuột rút hoặc căng cơ. Đó là lý do vì sao hiện tượng này rất hay bị bỏ qua.
Cơn đau do nghẽn mạch máu có xu hướng xuất hiện khi chúng ta đang đi bộ hoặc nhấc chân.
Do vậy, nếu có cơn chuột rút nào xuất hiện mà chân không thể lắc, đặc biệt vùng da xung quanh nóng lên và đổi màu, hãy tìm gặp bác sỹ sớm.
Nếu bạn bị chuột rút có vẻ khác thường – đặc biệt là nếu da gần đó nóng hoặc thay đổi màu sắc – hãy đi kiểm tra ngay.
Vùng đỏ trên da
Thực tế, vùng bầm tím là một dạng máu đông, nhưng không đáng lo ngại. Đó không phải là chứng nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, nếu xuất hiện sự thay đổi màu sắc như bầm tím nhưng có màu đỏ thì cần cẩn thận.
Chứng nghẽn mạch máu gây ra vết ửng đỏ ở vùng chi bị ảnh hưởng, làm cho chân hoặc cánh tay có cảm giác nóng lên khi chạm vào.
Đau ngực
Cơn đau ở ngực có thể là đau tim nhưng đó cũng có thể là chứng thuyên tắc động mạch phổi (PE). Đau tim và PE có các triệu chứng tương tự nhau nhưng chứng PE có các cơn đau nhói, đặc biệt khi hít một hơi sâu.
Cơn đau tim thường xuyên bắt nguồn từ vùng trên của cơ thể như vai, hàm, hoặc cổ. Còn chứng thuyên tắc động mạch phổi thường liên quan đến nhịp thở, cơn đau càng tồi tệ hơn mỗi lần hít thở sâu.
Cho dù là đau ngực như thế nào cũng cần phải đến bệnh viện sớm nhất có thể.
Thở ngắn hoặc tim đập nhanh
Cục máu đông ở phổi làm chậm dòng chảy ôxy. Khi lượng ôxy thấp, nhịp tim tăng lên để bù đắp cho sự thiếu hụt ôxy.
Cảm giác tim đập nhanh, khó thở sâu là dấu hiệu chứng tỏ thuyên tắc động mạch phổi. Thậm chí bạn có thể choáng, lả đi hoặc ngất xỉu.
Tình huống này cần được xử lý ngay lập tức, đặc biệt nếu các triệu chứng kể trên xuất hiện đột ngột.
Cơn ho bất thường
Bạn ho không rõ nguyên nhân?
Nếu kèm theo đó bạn cũng thở hổn hển, nhịp tim nhanh, hoặc đau ngực, thì đó có thể là thuyên tắc phổi.
Ho thường là ho khan, nhưng đôi khi cũng ho ra đờm và/hoặc máu. Khi nghi ngờ, hãy đến ngay cơ sở y tế.
Nguồn: Dân trí
Bài viết liên quan
- Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý
- Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý
- Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon
- Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp
- Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH
- Basedow và những điều cần lưu ý
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
- Xét nghiệm tự kháng thể và những thông tin cập nhật
- Những kiến thức cần nhớ về xét nghiệm Calci toàn phần
- Xét nghiệm lactate máu là gì ?