Nam Phương > Tin tức > Basedow và những điều cần lưu ý

Basedow và những điều cần lưu ý

Basedow hay còn gọi là bướu cổ, là bệnh lý nội tiết khá thường gặp ở nữ giới. Bướu cổ ảnh hưởng đến các rối loạn chuyển hóa của tuyến giáp và gây các biến chứng vĩnh viễn nếu không được can thiệp sớm. Việc xét nghiệm chẩn đoán basedow giúp bác sĩ nắm được các thông tin quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị đạt kết quả cao nhất.

Bệnh basedow là gì?

Bệnh basedow, còn gọi là bệnh Grave’s hay bướu cổ, là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Hệ quả là người bệnh biểu hiện bằng hội chứng cường giáp trên các hệ cơ quan. Mặc dù có rất nhiều rối loạn có thể dẫn đến cường giáp, bệnh basedow là một nguyên nhân phổ biến.

 

Bướu cổ là bệnh thường gặp ở nữ giới

Nguyên nhân gây bệnh basedow

Basedow thường có nguyên nhân là do những rối loạn trong hệ thống tự miễn dịch chống lại các mô tự thân của cơ thể, ở đây là nhu mô tuyến giáp, mặc dù lý do chính xác tại sao điều này xảy ra vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng.

 

Một số biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh basedow

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow là:

– Di truyền: Có khả năng một gene hoặc nhiều gene di truyền từ cha mẹ có thể khiến một người dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn.

– Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh basedow hơn nam giới.

– Tuổi tác: Bệnh basedow thường phát hiện ở những người dưới 40 tuổi.

– Có các rối loạn tự miễn dịch đi kèm khác: Những người có các rối loạn khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc viêm khớp dạng thấp, có nguy cơ gia tăng khả năng mắc bệnh.

– Căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất. Có các bệnh lý hay căng thẳng trong cuộc sống có thể đóng vai trò là nguyên nhân khởi phát bệnh basedow, nhất là ở những người đã có yếu tố di truyền.

– Mang thai: Mang thai hoặc sinh con gần đây có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tự miễn.

– Hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh basedow.

Triệu chứng bệnh basedow

Người bệnh có thể đi khám vì các lý do sau đây:

  • Cảm giác lo lắng và cáu kỉnh
  • Run rẩy bàn tay hoặc đầu ngón tay
  • Nhạy cảm với nhiệt độ cao
  • Tăng tiết mồ hôi, da ẩm và ấm
  • Giảm cân mặc dù thói quen ăn uống bình thường
  • Tuyến giáp to, xuất hiện bướu cổ
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn
  • Tăng nhu động ruột thường xuyên
  • Mắt lồi
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Chẩn đoán basedow thông qua xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định mức độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cũng như mức độ hormone tuyến giáp (T3, T4) trong máu. Những người mắc bệnh basedow thường có mức TSH thấp hơn bình thường và lượng hormone tuyến giáp sẽ tăng cao.

 

Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh basedow

Phương pháp định lượng trực tiếp hàm lượng hormone tuyến giáp bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ không cạnh tranh (RIA) và cạnh tranh (IRMA) là phương pháp xét nghiệm chính xác nhất, cho phép định lượng chính xác đến từng microgram. Tuy nhiên giá thành của phương pháp còn khá cao, đòi hỏi những phương tiện xét nghiệm hiện đại, trang thiết bị đắt tiền mà không phải cơ sở y tế nào cũng có thể có được.

Với phương pháp này, hàm lượng T4 (Thyroxin toàn phần) vào khoảng: 58-148 nmol/L. Hàm lượng T3 (Tri iodothyronine toàn phần) là: 1,2 –2,8 nmol/L. Hàm lượng của TSH, là hormone do tuyến yên tiết ra để kích thích hoạt động của tuyến giáp là 0,1 – 4 mU/L.

Trong bệnh Basedow: hàm lượng hormone tuyến giáp là T3 và T4 tăng cao, hàm lượng TSH giảm, có khi xuống đến bằng 0. Các xét nghiệm này, không những dùng để chẩn đoán xác định bệnh Basedow mà còn được sử dụng rất hữu hiệu trong việc đánh giá kết quả điều trị cũng như chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh basedow

Các cách điều trị bệnh basedow là nhằm phục vụ mục tiêu điều trị là ức chế sản xuất hormone tuyến giáp và ngăn chặn ảnh hưởng của hormone đối với cơ thể.

Một số cách điều trị bệnh basedow bao gồm:

Liệu pháp iod phóng xạ

Với liệu pháp này, người bệnh sẽ uống một lượng iốt phóng xạ bằng miệng. Do tuyến giáp cần iốt để sản xuất hormone, khi iốt phóng xạ đi vào tế bào tuyến giáp, năng lượng phóng xạ sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức theo thời gian. Điều này làm cho tuyến giáp co lại và các triệu chứng giảm dần, thường là trong vài tuần đến vài tháng.

Tuy nhiên, liệu pháp iốt phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng mới hoặc xấu đi của bệnh nhãn khoa do basedow. Tác dụng phụ này thường nhẹ và tạm thời nhưng liệu pháp này có thể không được khuyến nghị nếu người bệnh đã có vấn đề về mắt với mức độ từ trung bình đến nặng.

Các tác dụng phụ khác có thể gặp phải là đau ở cổ và tăng hormone tuyến giáp tạm thời. Ngoài ra, liệu pháp iốt phóng xạ là không được sử dụng để điều trị bệnh basedow cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.

Bên cạnh đó, bởi vì phương pháp điều trị này khiến hoạt động của tuyến giáp suy giảm, người bệnh có thể sẽ cần điều trị sau đó để cung cấp cho cơ thể một lượng hormone tuyến giáp bình thường.

Thuốc chống tuyến giáp

Thuốc chống tuyến giáp can thiệp vào việc sử dụng iod của tuyến giáp để sản xuất hormone. Những loại thuốc này cần chỉ định theo toa này bao gồm propylthiouracil và methimazole. Vì nguy cơ mắc bệnh gan phổ biến hơn với propylthiouracil, methimazole được coi là lựa chọn đầu tiên khi bác sĩ kê đơn thuốc.Khi hai loại thuốc này được sử dụng như cách điều trị bệnh basedow đơn trị liệu, việc tái phát bệnh cường giáp có thể xảy ra sau đó. Do đó, cần dùng thuốc trong thời gian dài hơn một năm và sẽ mang lại kết quả lâu dài tốt hơn. Thuốc chống tuyến giáp cũng có thể được sử dụng trước hoặc sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ như một phương pháp điều trị bổ sung.

Thuốc chặn beta

Những loại thuốc này không ức chế sản xuất hormone tuyến giáp nhưng sẽ giúp ngăn chặn tác dụng của hormone đối với cơ thể. Thuốc có thể giúp giảm nhịp tim khá nhanh, triệu chứng run rẩy, lo lắng hoặc khó chịu, nhạy cảm nhiệt độ, đổ mồ hôi, tiêu chảy và yếu cơ.

Các loại thuốc chặn Beta có thể dùng trong bệnh basedow như propranolol, atenolol, metoprolol hay nadolol.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của tuyến giáp cũng là một lựa chọn trong các cách điều trị bệnh basedow. Sau phẫu thuật cắt trọn tuyến giáp, người bệnh sẽ cần điều trị bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.

Các rủi ro của phẫu thuật là có thể tổn thương dây thần kinh thanh âm và các tuyến nhỏ nằm cạnh tuyến giáp là tuyến cận giáp.

Vì đây là bệnh khá thường gặp trong dân số chung, những thông tin cần biết về bệnh basedow và cách điều trị khá phổ biến và dễ dàng tiếp cận. Điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm và tích cực tuân thủ điều trị bướu cổ, xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp định kỳ để đạt mục tiêu kiểm soát bệnh tốt, tránh các biến chứng đáng tiếc.

 

Tin đọc nhiều

Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon

  Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, có tốc độ lây

Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp

  Kháng thể anti thyroglobulin xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp. Xét nghiệm kháng thể

Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH

  Chỉ số AMH là một loại chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của buồng trứng và