Chẩn đoán và Điều trị Cúm A thông qua xét nghiệm nào?
25/10/2022Virus cúm A thường gây bệnh nhiều nhất vào mùa đông hoặc đôi khi cũng có thể xảy ra ngoài mùa cúm thông thường. Ngoài virus cúm thì các loại virus khác cũng có thể gây ra bệnh hô hấp với triệu chứng tương tự.
Xét nghiệm Cúm A bằng phương pháp nào?
Xét nghiệm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Ngoài ra, còn có xét nghiệm cúm có sẵn để phát hiện virus cúm trong bệnh phẩm hô hấp. Dựa theo thứ tự ưu tiên ta có những phương thức chẩn đoán sau:
– RT-PCR: đây là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao nhất và đặc trưng nhất để kiểm tra virus cúm. Phương pháp này cho kết quả trong vòng 4-6 giờ, có độ nhạy cao và rất hữu ích để phân biệt nhanh giữa các loại cúm.
– Miễn dịch huỳnh quang: cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn, nhưng kết quả có sẵn trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu thu thập được.
– Xét nghiệm nhanh (RIDTs): có thể cung cấp kết quả trong khoảng 10-15 phút, nhưng không chính xác. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc nhiều vào tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm. Do có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nên cần kết hợp với các phương pháp khác khi kết quả xét nghiệm âm tính.
– Phân lập virus: không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian hoạt động của cúm, nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập từ những người nghi ngờ cúm xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi phát bệnh, đặc biệt là những người có yếu tố dịch tễ với dịch cúm.
– Xét nghiệm huyết thanh: thường không được khuyến cáo để phát hiện bằng chứng nhiễm virus cúm ở người để kiểm soát bệnh cấp tính, kết quả chỉ hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và cho mục đích nghiên cứu.
Điều trị bệnh cúm A như thế nào?
Đa phần các trường hợp mắc bệnh cúm A sẽ tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết người bệnh được điều trị tại chỗ, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc gây ra biến chứng thì cần được đưa đến các cơ sở y tế để có thể được thực hiện hồi sức tích cực hoặc xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị thích hợp. Theo mức độ diễn biến của bệnh ta có những phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với tình trạng bệnh.
Với những bệnh nhân có biến chứng và kèm các yếu tố nguy cơ: Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế như bệnh viện để bác sĩ thăm khám, theo dõi, xét nghiệm và chỉ định điều trị dùng thuốc kháng virus cúm A/H1N1 sớm. Tamiflu được chỉ định điều trị cúm A không biến chứng cho trẻ em trên 1 tuổi và người lớn. Nếu được sử dụng trong 48h kể từ khi có triệu chứng của cúm có thể rút ngắn thời gian điều trị khoảng 1-3 ngày. Nếu được sử dụng sớm trong vòng 24h thì thuốc có thể giảm thời gian điều trị bệnh 2-3 ngày. Tamiflu là thuốc hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu số 1 điều trị cúm và chỉ có tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h. Nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng sốt thì kết quả điều trị không khác gì với bệnh nhân không dùng thuốc. Ngoài ra, Tamiflu chỉ dùng cho điều trị cúm A không biến chứng, nếu phát hiện cúm A có biến chứng cần được điều trị kết hợp các loại thuốc kháng sinh khác.
Để biết được chính xác thể trạng cơ thể đang nhiễm virus cúm nào, Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm liên quan để xác định chính xác. Công ty TNHH Kỹ thuật Nam Phương đồng hành cùng các đơn vị y tế, bệnh viện trên cả nước trong cung cấp giải pháp xét nghiệm toàn diện và hiệu quả.
Bài viết liên quan
- Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý
- Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý
- Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon
- Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp
- Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH
- Basedow và những điều cần lưu ý
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
- Xét nghiệm tự kháng thể và những thông tin cập nhật
- Những kiến thức cần nhớ về xét nghiệm Calci toàn phần
- Xét nghiệm lactate máu là gì ?