Quy trình xét nghiệm tốc độ máu lắng phiên bản cập nhật
29/06/2023Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu bằng cách đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng. Sau 1h và 2h, đánh giá chiều cao còn lại của cột huyết tương thể hiện sự lắng hồng cầu. Tình trạng viêm sẽ làm cho các tế bào máu kết tụ và lắng xuống đáy nhanh hơn.
Tốc độ máu lắng tăng thể hiện một tình trạng viêm trong cơ thể. Do đó thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo máu lắng đi kèm với các xét nghiệm khác để có thể đưa ra chẩn đoán rõ ràng và chính xác hơn. Thông thường đó là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, CRP…
Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng rất hữu ích trong các trường hợp sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, ung thư, các tình trạng viêm nhiễm và hoại tử khác…
Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bạn nên xét nghiệm máu lắng
Bạn có thể được khuyên làm xét nghiệm máu lắng nếu bạn có các triệu chứng của tình trạng viêm như viêm khớp hoặc viêm đường tiêu hóa. Các triệu chứng lâm sàng có thể như sau:
– Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
– Nhức đầu, đặc biệt là đau kết hợp vùng vai
– Giảm cân bất thường
– Đau vùng vai, cổ và hông
– Triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, sốt, có máu trong phân, đau bụng bất thường
Chỉ số máu lắng tăng cao thường gặp trong các trường hợp:
– Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng hệ thống, lao…
– Các bệnh lý như: nhồi máu cơ tim, viêm đa khớp mạn tính, viêm động mạch thái dương, đau xơ cơ, viêm đại tràng, áp xe, viêm xương, viêm nội tâm mạc…
– Bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phổi,…
– Các bệnh lý ung thư: u lympho, đau u tủy xương…
– Bị nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng khác.
Bài viết liên quan
- Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý
- Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý
- Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon
- Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp
- Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH
- Basedow và những điều cần lưu ý
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
- Xét nghiệm tự kháng thể và những thông tin cập nhật
- Những kiến thức cần nhớ về xét nghiệm Calci toàn phần
- Xét nghiệm lactate máu là gì ?