Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý
10/10/2024
Tiền tiểu đường chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao đến mức để chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, tiền tiểu đường cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh dẫn đến bệnh tiểu đường hay thậm chí là đột quỵ.
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được xếp vào tiểu đường. Tiền tiểu đường có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 là rất cao nếu như không thay đổi lối sống.
Các triệu chứng của tiền tiểu đường
Thông thường, tiền tiểu đường không có biểu hiện triệu chứng nào rõ rệt. Một số người có thể bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang và acanthosis nigricans liên quan đến sự phát triển của các mảng da sẫm màu, dày và thường mượt như nhung trên một số bộ phận của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và các khớp ngón tay.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu như xuất hiện các cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên, đói quá mức, mệt mỏi, nhìn mờ… có thể là các triệu chứng cho thấy tiền tiểu đường đã chuyển sang tiểu đường loại 2.
Một trong những triệu chứng thường xuất hiện
Các xét nghiệm chẩn đoán tiền tiểu đường
Để chẩn đoán chính xác tiền tiểu đường, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán tình trạng. Thủ tục xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm lượng đường trong máu.
Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân được sử dụng. Bệnh nhân nên được thực hiện xét nghiệm 2 lần trên cùng một loại xét nghiệm để xác định chẩn đoán chính xác.
Các xét nghiệm sau thường được sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường:
Xét nghiệm Hemoglobin A1c
Xét nghiệm hemoglobin A1c, còn được gọi là xét nghiệm A1c hoặc xét nghiệm hemoglobin glycosyl hóa dùng để đo mức đường huyết trung bình trong một khoảng thời gian từ hai đến ba tháng. Thử nghiệm này không cần nhịn ăn và có thể thực hiện bất cứ mọi thời điểm.
Xét nghiệm hemoglobin A1c giúp chẩn đoán tiền tiểu đường
Nếu kết quả A1c từ 5,7 đến 6,4%, được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường. Nên kiểm tra A1c nhắc lại để xác nhận kết quả. Kết quả A1c càng cao, nguy cơ tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 càng cao.
Xét nghiệm đường huyết tương lúc đói (FPG)
Trong quá trình xét nghiệm đường huyết tương lúc đói, bác sĩ sẽ yêu người bệnh nhịn ăn trong tám giờ hoặc qua đêm. Trước khi ăn, chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm.
Mức chỉ số đường huyết từ 100-125 mg / dL thì được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường.
Thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng (OGTT)
Thủ tục xét nghiệm OGTT cũng yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh hai lần, một lần vào đầu cuộc hẹn và sau đó hai giờ sau khi bệnh nhân uống đồ uống có đường. Nếu kết quả cho thấy chỉ số đường trong máu là 140-199 mg/dL sau 2 giờ, thì được chẩn đoán là mắc tiền tiểu đường.
Cách điều trị tiền tiểu đường
Nhìn chung, điều trị tiền tiểu đường cũng là cách ngăn ngừa bệnh tiến triển sang tiểu đường loại 2. Theo một nghiên cứu trong chương trình Phòng chống Bệnh tiểu đường cho thấy, có khoảng 58% các ca tiền tiểu đường có thể thay đổi lượng đường trong máu một cách lâu dài.
Một số cách phổ biến để kiểm soát lượng đường trong máu như:
Dùng thuốc nếu bác sĩ kê đơn
Một số người bị bệnh tiểu đường chọn sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế để kiểm soát tình trạng của họ. Phương pháp điều trị này có thể bao gồm uống thuốc bổ sung, thiền định và châm cứu.
Chế độ ăn hạn chế carbohydrate
Chế độ ăn ít carbohydrate giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, kháng insulin và cân nặng. Chế độ ăn ít carbohydrate có thể không được khuyến khích cho những người có cholesterol cao, người bị bệnh thận hoặc tim. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc, sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu sức khỏe của mình.
Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên vận động có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 30 phút tập thể dục mỗi ngày và giảm 5 đến 10% trọng lượng làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường loại 2 của bạn hơn 58%.
Bài viết liên quan
- Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý
- Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon
- Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp
- Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH
- Basedow và những điều cần lưu ý
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
- Xét nghiệm tự kháng thể và những thông tin cập nhật
- Những kiến thức cần nhớ về xét nghiệm Calci toàn phần
- Xét nghiệm lactate máu là gì ?
- Xét nghiệm D-Dimer và ý nghĩa lâm sàng