Nam Phương > Tin tức > Xét nghiệm sinh hóa máu Acid Uric chẩn đoán bệnh Gout

Xét nghiệm sinh hóa máu Acid Uric chẩn đoán bệnh Gout

Acid uric là chất hữu cơ sản sinh trong quá trình chuyển hóa các base purin từ các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày và quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể. Purin trong thực phẩm khi vào cơ thể sẽ phản ứng với các enzym đường ruột (chủ yếu là enzyme xanthin oxidase) giải phóng ra acid uric , ngoài ra acid uric cũng được tổng hợp phần lớn tại gan . Thông qua xét nghiệm acid uric, đặc biệt chỉ số acid uric máu là một thông số quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh gout.

Xét nghiệm sinh hóa máu acid uric chẩn đoán bệnh gout | Vinmec

Acid uric (công thức hóa học là C5H4N4O3) là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hidro và nitơ và là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin. Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể gồm:

– Nguồn gốc ngoại sinh: Các thức ăn, đồ uống giàu nhân purin như phủ tạng động vật, hải sản,

– Nguồn nội sinh: Các tế bào trong cơ thể khi già hóa, chế đi, nhân purin của nó bị phá hủy và tạo thành acid uric.

Acid uric được tổng hợp tại gan, thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua thận. Nếu quá trình tổng hợp và đào thải acid uric xảy ra cân bằng, lượng acid uric trong máu sẽ thuộc giới hạn bình thường ở mức 140-420 micromol/l. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải chất này đều gây ảnh hưởng đến chỉ số này đó là tăng hoặc giảm acid uric trong máu và đều có thể dẫn tới hậu quả xấu cho cơ thể.

1. Chỉ số acid uric máu

Acid uric là một axit hữu cơ hòa tan trong máu, được lọc qua thận và phần lớn được đào thải thông qua nước tiểu, một phần nhỏ hơn được đào thải qua đường tiêu hóa. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric vì một nguyên nhân nào đó hoặc do thận không đảm bảo được khả năng lọc sẽ dẫn đến tình trạng tăng nồng độ acid uric máu, gây ra một số rối loạn trong cơ thể.

Các tiêu chí đánh giá bệnh Gout | BvNTP

Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ acid uric sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng sự lắng đọng muối urat tại các khớp và mô mềm, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout điển hình (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat). Thông qua xét nghiệm acid uric trong huyết thanh sẽ giúp định lượng được acid uric có trong máu, từ đó giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan một cách kịp thời và hợp lý nhất.

2. Mục đích của việc xét nghiệm acid uric máu

  • Chẩn đoán và theo dõi bệnh Gout.
  • Theo dõi và chẩn đoán với các tình trạng sưng đau khớp, viêm khớp.
  • Theo dõi sức khỏe của bệnh nhân ung thư đang hóa trị hoặc xạ trị.
  • Kiểm tra chức năng thận sau chấn thương, chẩn đoán rối loạn chức năng thận.
  • Kiểm tra những nguyên nhân gây sỏi thận.
  • Xét nghiệm hữu ích trong theo dõi mức độ nặng và tiên lượng các bệnh nhân nhiễm độc thai nghén nặng (sản giật và tiền sản giật).

3. Chỉ số acid uric máu chẩn đoán bệnh gout

Gout là một rối loạn chuyển hoá liên quan đến sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các mô xương, khớp do tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu (do cơ địa di truyền) và giảm đào thải acid uric qua thận và là căn bệnh không có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, bệnh gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn và khi được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời sẽ có tỉ lệ khỏi bệnh rất cao, ngược lại khi bệnh vào giai đoạn mãn tính thì khả năng hồi phục đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn. Chỉ số acid uric máu là yếu tố quyết định trong việc chẩn đoán bệnh gout. Acid uric máu bình thường:

  • Nam giới: 208 – 428 umol/L.
  • Nữ giới: 154 – 357 umol/L.

Nồng độ acid uric trong máu bao nhiêu là bị Gout? | Medlatec

Khi nồng độ acid uric máu dưới ngưỡng bình thường sẽ không gây hiện tượng lắng đọng tinh thể urat. Ngược lại, khi nồng độ acid uric vượt quá ngưỡng bình thường dễ đến việc tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat ở một số tổ chức và cơ quan, đặc biệt là ở khớp gây ra bệnh gout. Ở giai đoạn đầu, bệnh gout gần như không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết. Hầu hết bệnh nhân gout chỉ phát hiện bệnh khi bước vào giai đoạn mạn tính với các cơn đau khớp thường xuyên, hoặc xuất hiện u cục (hạt tophi) ở khớp xương và các tổ chức lân cận.

4. Trình tự xét nghiệm acid uric

Để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chỉ số acid uric máu, trước khi thực hiện người bệnh không nên ăn hoặc uống trong vòng 8 – 10 tiếng, không uống thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin hoặc bất kỳ sản phẩm thảo dược nào ngoại trừ chỉ định của bác sĩ, không uống rượu, thức uống có cocaine hoặc chất kích trước khi tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm đơn giản, chỉ mất vài phút để kỹ thuật viên lấy máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch, chuyển xuống phòng xét nghiệm sau đó sẽ được thực hiện đo lường nồng độ trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm acid uric khá an toàn, không gây nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ xảy ra rủi ro thông thường khi thực hiện thao tác lấy máu như:

  • Đau nhức, ngứa da ở vị trí lấy máu.
  • Chảy máu.
  • Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc có thể ngất xỉu
  • Tụ máu dưới da hoặc bầm tím.
  • Nhiễm trùng vị trí lấy máu.

Do kết quả xét nghiệm acid uric máu có thể bị sai lệch khi bệnh nhân uống rượu, dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, theophylin, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, corticoid, thuốc hoặc thực phẩm vitamin C,…Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng, điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá xét nghiệm được chính xác hơn. Kết quả xét nghiệm acid uric sẽ giúp ích trong chẩn đoán, theo dõi điều trị cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống. Khi phát hiện bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric, cần hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước, giảm ăn các thực phẩm giàu purin, tránh sử dụng bia rượu để dự phòng nguy cơ mắc các bệnh do tăng acid uric hoặc nặng hơn các bệnh hiện có.

5. Chỉ số acid uric máu cao cảnh báo bệnh gì?

Nồng độ acid uric máu cao hơn bình thường cho biết cơ thể đang sản sinh quá nhiều acid uric hoặc do suy giảm khả năng đào thải của thận, đây có thể dấu hiệu báo động của một số bệnh lý như:

Các chỉ số cơ bản khi xét nghiệm sinh hóa máu

  • Đái tháo đường
  • Viêm đau khớp cấp tính tái phát (thường liên quan đến Gout).
  • Suy tuyến cận giáp hoặc rối loạn chức năng cận giáp, suy giáp.
  • Rối loạn chức năng thận hoặc suy thận cấp, sỏi thận.
  • Đa u tủy hoặc ung thư tế bào Plasma tủy xương, rối loạn tủy xương (bệnh bạch cầu), ung thư di căn.
  • Chế độ ăn uống quá nhiều Purin.
  • Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật hoặc sản giật).
  • Nghiện rượu cấp
  • Nhiễm toan lactic.
  • Béo phì hoặc nhịn đói quá mức.

Được thành lập từ năm 2008, Công ty TNHH Kỹ thuật Nam Phương chuyên nhập khẩu và cung cấp máy xét nghiệm và thiết bị y tế phục vụ cộng đồng. Công ty tự hào là nhà phân phối cho các hãng lớn uy tín trên thế giới, có khả năng cung cấp giải pháp toàn diện cho phòng xét nghiệm, bệnh viện trên toàn quốc.

Tin đọc nhiều

Xét nghiệm AFP và những điều cần lưu ý

  Trong cơ thể mỗi người đều có một lượng nhỏ AFP. Lượng AFP này sẽ tăng cao trong máu

Tiền tiểu đường và những điều cần lưu ý

  Tiền tiểu đường chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao đến mức để

Tầm soát lao hiệu quả với xét nghiệm Quantiferon

  Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, có tốc độ lây