Nam Phương > Tin tức > Kiến thức về sàng lọc trước sinh

Kiến thức về sàng lọc trước sinh

Giới thiệu chung

Mỗi năm tại Việt Nam có hơn một triệu trẻ được sinh ra đời. Để thế hệ trẻ sinh ra được khỏe mạnh, ngay trong thời kì mang thai, các bà mẹ nên tham gia các chương trình sàng lọc trước sinh.

Sàng lọc trước sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm bao gồm sinh hóa máu và siêu âm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (chu kỳ I) và 3 tháng giữa (chu kỳ II) để phát hiện sớm các thai nhi có nguy cơ về bệnh Down, hội chứng Edward, dị tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác.
Thực hiện sàng lọc trước sinh như thế nào?

Lấy máu tĩnh mạch của mẹ để làm các xét nghiệm sinh hóa máu như: PAPP – A, free β – HCG, AFP, HCG, uE3, Inhibin A. Kết quả xét nghiệm máu kết hợp cùng các thông tin của mẹ như tuổi mẹ, cân nặng, tiền sử bệnh…và các thông tin của thai như tuổi thai, độ mờ da gáy (NT) … sẽ được đưa vào phần mềm chuyên biệt để đánh giá nguy cơ dị tật của thai nhi là cao hay thấp.

Ý nghĩa của việc kết hợp các thông số xét nghiệm để đánh giá nguy cơ dị tật ở thai nhi

Kiểu sàng lọc Xét nghiệm

Tỷ lệ phát hiện (%)

(Tỷ lệ dương tính giả 5%)

Sàng lọc chu kỳ I Sàng lọc chu kỳ II
PAPP – A Free β – HCG NT AFP HCG uE3 Inhibin A
Kết hợp (Combined) X X X 85
1 XN (Single test) X 37
2 XN (Double test) X X 59
3 XN (Triple test) X X X 69
4 XN (Quad test) X X X X 79
Tích hợp (Serum Intergrated) X X X X X 87
Tuần tự (Sequential) X X X X X X X 95

*Việc sử dụng kết hợp nhiều thông số trong sàng lọc trước sinh giúp tăng tỷ lệ phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Tin đọc nhiều

Tiểu Đường và Những Xét Nghiệm Cần Lưu Ý

Bệnh tiểu đường, hay đái tháo đường, là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi mức đường huyết cao

Hướng Dẫn Đọc Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là một công cụ quan trọng trong y học, giúp đánh giá chức năng của

Những Lưu Ý Khi Lấy Máu Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng

Xét nghiệm ký sinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm