Xét nghiệm Real-Time PCR trong chẩn đoán một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
22/09/2022Kỹ thuật xét nghiệm Real-Time PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng nhằm khuếch đại và cùng lúc xác định được số lượng của phân tử DNA đích. Xét nghiệm Realtime PCR trở nên hữu dụng để định danh và mô tả chính xác những tác nhân gây bệnh, có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1. Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây qua đường tình dục
Với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm giúp xác định căn nguyên cụ thể gây ra từng bệnh lý khác nhau, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được phương thức phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh tái nhiễm và giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Việc phát hiện tác nhân gây bệnh ở đối tượng phụ nữ có thai cũng cho phép quản lý bệnh, tránh lây truyền bệnh cho con khi sinh.
Tuy nhiên, nhiều loại lây nhiễm không thể truy ra đến tác nhân ngay lập tức hoặc không có triệu chứng nên cần phải sử dụng những hệ thống định danh mà cho kết quả nhanh và chính xác. Kỹ thuật Real-Time PCR có thể đo lường được số phân tử DNA đích có trong mẫu trong chu trình khuếch đại của phản ứng. Với độ nhạy và độ đặc hiệu trên 98% trong việc phát hiện các DNA của các tác nhân gây bệnh, nồng độ DNA phát hiện trên đối với các tác nhân gây bệnh. Do đó kỹ thuật Realtime PCR trở nên hữu dụng để định danh và mô tả chính xác những tác nhân gây bệnh có vai trò trong điều trị bệnh STI.
Ưu điểm của kỹ thuật realtime PCR là sự phát hiện các đoạn khuếch đại dựa trên việc sử dụng các mồi huỳnh quang gắn vào chuỗi xoắn kép DNA được tạo ra trong chu kỳ nhiệt. Tín hiệu huỳnh quang được ghi nhận theo thời gian thực, giúp loại bỏ nguy cơ lây nhiễm do các thao tác sau PCR.
Bộ kit REALQUALITY RQ-SevenSTI, mã RQ-127, của hãng AB ANALITICA (Ý), sử dụng kỹ thuật khuếch đại Real-Time (Real-Time PCR) cho phép phát hiện 7 tác nhân phổ biến gây bệnh lây truyền qua đường tình dục là Chlamydiatrachomatis, Neisseriagonorrhoeae, Mycoplasmahominis, Mycoplasmagenitalium, Trichomonasvaginalis, Ureaplasma parvum và Ureaplasmaurealyticum. Bộ kit cho phép kiểm soát quy trình tách chiết và đánh giá sự hiện diện của chất ức chế phản ứng trong mẫu bằng cách khuếch đại gen β-globin trong phản ứng multiplex với tác nhân đích, tránh hiện tượng âm tính giả cũng như cung cấp thuốc thử giúp chống ngoại nhiễm từ lần khuếch đại trước
2. Thu thập mẫu
2.1 Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục
- Mô tả đầy đủ những triệu chứng mà mình với bác sĩ khi thăm khám.
- Không được thụt rửa bộ phận sinh dục hay giao hợp trong vòng ít nhất 24 giờ.
- Đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị chảy máu âm đạo thì không được làm xét nghiệm này
2.2. Chỉ định
- Đối tượng: Những người có các triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: tiểu buốt, tiểu rắt, ra dịch âm đạo/niệu đạo bất thường, ngứa/rát, viêm loét vùng sinh dục, đau vùng chậu âm ỉ. Đặc biệt ở những phụ nữ có thai 3 tháng đầu
- Đối tượng nguy cơ cao: Những người quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, bạn tình có triệu chứng nghi STI.
- Mắc một nguyên nhân khác gây STI.
2.3 Cách lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản
Những mẫu bệnh phẩm: thường được sử dụng trong chẩn đoán xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục bao gồm
Mẫu bệnh phẩm tế bào:
- Những mẫu phết cổ tử cung, âm đạo, Dịch âm đạo/niệu đạo mẫu phết niệu đạo, mẫu phết trực tràng và tinh dịch sử dụng tăm bông nhỏ hoặc chổi vô trùng, đựng trong lọ vô khuẩn có môi trường vận chuyển (PBS, dung dịch sinh lý/đẳng trương hoặc môi trường khác)
Mẫu nước tiểu
- Sự phát hiện của các tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục được thực hiện với những mẫu nước tiểu vào sáng sớm. Mẫu nước tiểu phải được thu trong lọ đựng vô trùng,
Bảo quản:
- Mẫu cần được vận chuyển sớm về Phòng xét nghiệm để tránh hiện tượng thoái hóa DNA, gây sai lệch kết quả.
- Bảo quản mẫu ở +2 °C đến +8 °C và tách chiết nucleic acids trong vòng 48 giờ.
- Nếu không thể tách chiết trong vòng 48 giờ, trữ mẫu ở -30 °C đến -20 °C
Bài viết liên quan
- Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp
- Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH
- Basedow và những điều cần lưu ý
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
- Xét nghiệm tự kháng thể và những thông tin cập nhật
- Những kiến thức cần nhớ về xét nghiệm Calci toàn phần
- Xét nghiệm lactate máu là gì ?
- Xét nghiệm D-Dimer và ý nghĩa lâm sàng
- Xét nghiệm Troponin và cập nhật thông tin y khoa mới nhất
- Xét nghiệm Hormon tăng trưởng GH và thông tin cơ bản