Nam Phương > Tin tức > Xét nghiệm Troponin và cập nhật thông tin y khoa mới nhất

Xét nghiệm Troponin và cập nhật thông tin y khoa mới nhất

Troponin là các protein được tìm tháy trong cơ vân và cơ tim. Hiện tại có 3 týp troponin đã biết: troponin C, I và T. Troponin I tim và Troponin T tim (là các dưới nhóm của protein này) đặc biệt đối với sợi cơ tim. Khi có tình trạng tổn thương cơ tim, các troponin tim được giải phóng vào máu. Vì vậy, hai troponin tim I và T được sử dụng để xác định BN có bị nhồi máu cơ hay bị một tổn thương khác (Vd: tình trạng đụng giập tim xảy ra trong chấn thương ngực). Các troponin tim thường được định lượng cùng với các maker sinh học khác của tim (Vd: CK, CK – MB, myoglobin).

Vai trò của Troponin I độ nhạy cao (hsTnI) trong chẩn đoán, theo dõi nhồi  máu cơ tim cấp (AMI) và phân tầng nguy cơ các sự kiện tim mạch trong tương

Sau khi xảy ra tình trạng tổn thương cơ tim, troponin I sẽ tăng lên trong 3 – 6h, đạt nồng độ đỉnh sau 14 – 20h và trở về bình thường sau 5 – 7 ngày. Troponin T sẽ tăng trong vòng 3 – 12h và trở về bình thường sau 10 – 15 ngày.

MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM

Khi bệnh nhân có biểu hiện đau ngực tới khoa cấp cứu, cần tiến hành ngay lập tức XN định lượng nồng độ troponin. Sau đó xét nghiệm này được 2 – 3 lần trong vòng 12 – 16h (thường vào 6h và 12h). Không cần thiết kiểm tra cả hai troponin tim I và T (thông thường, một phòng cấp cứu sẽ tiến hành một trong hai troponin tim nói trên).

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết phải yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

– Troponin I huyết thanh: < 0,4 ng/mL hay < 0,4 µg/L.

– Troponin T huyết thanh: < 0,2 ng/mL hay < 0,2 µg/L.

TĂNG NỒNG ĐỘ TROPONIN MÁU

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Dùng thuộc độc với cơ tim (cardiotoxic drugs) như hóa chất điều trị ung thư, rượu.

– Suy tim ứ huyết.

– Viêm da cơ (dermatomyositic).

– Bệnh thận.

– Nhồi máu cơ tim.

– Viêm màng ngoài tim.

– Viêm đa cơ.

– Tắc mạch phổi.

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

Không giống các chất chỉ điểm (maker) tim khác là các enzym này vẫn có thể bị tăng lên khi có tình trạng tổn thương cơ vân, nồng độ troponin nói chung không bị tác dộng do tiêm chọc nhiều lần vào cơ, chấn thương, gắng sức thể lực quá mạnh hay do dùng thuốc.

CÁC DẪN CHỨNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG

Xét nghiệm Troponin: Công cụ chẩn đoán nhồi máu cơ tim | Vinmec

Phải tiến hành định lượng các chất chỉ điểm (maker) sinh học đánh giá tình trạng tổn thương tim cho tất cả các BN có biểu hiện khó chịu ở vùng ngực có hội chứng vành cấp. Một troponin tim đặc biệt (T hay I) được coi là maker được ưu tiên lựa chọn, và nếu có sẵn để thực hiện, cần chỉ định XN định lượng troponin này cho tất cả các BN.

CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG

– Trên lâm sàng, giải thích kết quả định lượng troponin cần được xem xét đồng thời với các kết quả xét nghiệm khác:

· Khi tăng nồng độ troponin xảy ra đồng thời với bất thường điện tâm đồ: nhiều khả năng BN bị nhồi máu cơ tim cấp.

· Khi tăng nồng độ troponin song nồng độ CK, CK – MB và myoglobin máu bình thường: tình trạng tổn thương cơ tim có thể xảy ra > 24h trước đó.

· Khi nồng độ troponin bình thường đi kèm với tăng nồng độ CK và CK – MB: Nhiều khả năng tình trạng bệnh lý nguyên nhân liên quan với cơ vân hơn là với cơ tim.

– Một điều quan trọng cần được nhấn mạnh là nên sử dụng XN định lượng nồng độ troponin chỉ như một thành phần trong toàn độ bệnh cảnh lâm sàng. Cần tiến hành khai thác tiền sử và bệnh sử của BN, khám thực thể và làm các XN khác (Vd: điện tâm đồ) để chuẩn đoán bệnh mạch vành.

Tin đọc nhiều

Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp

  Kháng thể anti thyroglobulin xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp. Xét nghiệm kháng thể

Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH

  Chỉ số AMH là một loại chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của buồng trứng và

Basedow và những điều cần lưu ý

Basedow hay còn gọi là bướu cổ, là bệnh lý nội tiết khá thường gặp ở nữ giới. Bướu cổ