Những kiến thức cần nhớ về xét nghiệm Calci toàn phần
30/11/2023Calcium là loại cation phổ biến nhất trong cơ thể, phân bố ở trong xương/răng (99%), mô mềm, dịch ngoại bào. Nồng độ Calcium trong huyết tương được điều chỉnh bởi hormone tuyến cận giáp, Calcitonin, Vitamin D; ngoài ra còn phụ thuộc vào khẩu phần ăn, albumin huyết tương, pH máu, phospho và việc thải trừ Calci qua thận.
Trong máu, Calcium tổn tại ở 2 dạng:
– Dạng bất hoạt Calcium gắn với Albumin, chiếm 50% Calcium lưu hành trong máu.
– Dạng hoạt tính lưu hành dưới dạng Calci ion hóa, không gắn với Albumin
Tất cả các biến đổi nồng độ Protein/Albumin huyết tương sẽ ảnh hưởng đến nồng độ Calcium máu, song chỉ Calci ion hóa mới gây các biểu hiện lâm sàng thực sự. Ca++ tham gia vào quá trình co cơ, chức năng tim, dẫn truyền xung thần kinh, quá trình đông máu.
NGUYÊN LÝ XÉT NGHIỆM
Calcium trong mẫu bệnh phẩm phản ứng với Arsenazo III tạo thành phức hợp màu. Đậm độ màu của phức hợp tỷ lệ thuận với Calcium trong mẫu huyết tương, đo ở bước sóng 635 nm. Giá trị bình thường: 2.15 – 2.6 mmol/L.
Tăng Calcium toàn phần gặp trong các trường hợp:
· Đa u tủy xương
· Ngộ độc Vitamin D
· Nằm bất động lâu ngày
· Dùng thuốc lợi tiểu quá mức gây mất nước
Giảm Calcium toàn phần gặp trong các trường hợp:
· Giảm Protein/Albumin máu
· Giảm hấp thu: người nghiện rượu, tiêu chảy,..
· Suy dinh dưỡng
· Suy thận
YẾU TỐ THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
– Huyết tương đục: Triglyceride > 2.5 g/L
– Vỡ hồng cầu/tan máu: Hemoglobin > 10 g/L
– Huyết tương vàng: > 20 mg/dL
– Dùng chống đông EDTA làm giảm nồng độ Calcium
Bài viết liên quan
- Tầm quan trọng của kháng thể anti thyroglobulin trong bệnh lý tuyến giáp
- Nhận biết tình trạng buồng trứng qua chỉ số AMH
- Basedow và những điều cần lưu ý
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
- Xét nghiệm tự kháng thể và những thông tin cập nhật
- Xét nghiệm lactate máu là gì ?
- Xét nghiệm D-Dimer và ý nghĩa lâm sàng
- Xét nghiệm Troponin và cập nhật thông tin y khoa mới nhất
- Xét nghiệm Hormon tăng trưởng GH và thông tin cơ bản
- Định lượng Vitamin D trong máu có thực sự quan trọng?